Các loại thực phẩm ít purin luôn được khuyên dùng cho người bệnh gút bởi chúng sẽ giúp người bệnh duy trì được hàm lượng axit uric trong máu ở mức ổn định, từ đó ngăn ngừa tình trạng tái phát bệnh trở lại. Dưới đây chúng tôi xin chia sẻ danh sách các loại thực phẩm chứa ít purin nhất, bệnh nhân nên tham khảo để biết cách ăn uống thích hợp nhằm có thể chung sống hòa bình với căn bệnh này.
Tại sao người bệnh gút nên ăn các thực phẩm chứa ít purin?
Purin là một chất được tìm thấy trong thực phẩm và được sản xuất tự nhiên bởi cơ thể. Các purine bị phá vỡ bởi cơ thể và thay đổi thành acid uric. Thận thường lọc axit uric, và đào thải nó qua nước tiểu. Tuy nhiên, khi lượng axit uric này không bị đào thải hết nó sẽ tích tụ lại trong máu và hình thành nên các tinh thể gây sưng và đau nhức ở khớp, đồng thời có thể khiến người bệnh có nguy cơ bị tàn phế cao ở những trường hợp nặng.
Chính vì vậy việc nắm bắt được các thực phẩm chứa ít purin là điều cần thiết khi bị gút. Nó sẽ giúp người bệnh lên được một thực đơn lý tưởng nhằm tránh được các cơn gút cấp tái phát tấn công và hỗ trợ cho quá trình điều trị bệnh được hiệu quả hơn.
Các thực phẩm ít purin cho người bị bệnh gút
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, các loại thực phẩm được cho là ít purin và người bệnh gút có thể sử dụng được trong các bữa ăn hàng ngày có hàm lượng bằng hoặc thấp hơn 100mg trong 100g thực phẩm. Trong danh sách này chúng ta có thể chia chúng thành các nhóm sau:
– Nhóm các thực phẩm ít purin có hàm lượng từ 0-50mg/ 100g thực phẩm:
Đây được xem là những thực phẩm lý tưởng nhất cho người bệnh gút bởi chúng chỉ sản xuất ra một lượng axit uric không đáng kể. Người bệnh nên sử dụng chúng thường xuyên trong thực đơn để thay thế cho các thực phẩm chứa nhiều purin có hại cho sức khỏe:
Thực phẩm | Hàm lượng purin
0-50 mg/100g |
Sữa chua | 8,1 |
Quả óc chó | 25 |
Cà chua | 11 |
Trái dâu | 21 |
Dưa bắp cải | 16 |
Quả mâm xôi | 18 |
Củ cải | 15 |
Khoai tây nấu chín | 18 |
Nho khô | 24 |
Trái thơm | 19 |
Trái lê | 12 |
Trái đào | 21 |
Trái cam | 19 |
Củ hành | 13 |
Trái ô liu | 29 |
Nấm | 17 |
Dưa hấu | 33 |
Rau diếp | 13 |
Củ cải | 25 |
Kiwi | 19 |
Cải xoăn | 48 |
Cây thì là | 14 |
Dưa leo | 7,3 |
Rau Đắng | 17 |
Bánh mì | 14 |
Cà rốt | 17 |
Rau diếp xoăn | 12 |
– Nhóm các thực phẩm ít purin có hàm lượng từ 50-100mg trong 100g thực phẩm:
Nhóm thực phẩm này chứa lượng purin ở mức độ trung bình. Người bệnh vẫn có thể ăn nhưng không nên dùng quá thường xuyên. Danh sách này bao gồm:
Thực phẩm |
Hàm lượng purin 50-100 mg/100g |
Lúa mì | 51 |
Đậu phụ | 68 |
Cá mè | 80 |
Rau bina | 57 |
Hạt mè (vừng) | 62 |
Quả mận sấy khô | 64 |
Cá chim | 93 |
Óc heo | 83 |
Hạt tiêu | 55 |
Rau mùi tây | 57 |
Thịt gà | 90 |
Các loại hạt | 79 |
Tỏi tây | 74 |
Cá chình | 78 |
Quả sung | 64 |
Tôm càng xanh | 60 |
Bông cải xanh | 81 |
Bột ca cao | 71 |
Bánh mì giòn | 60 |
Xúc xích Đức | 89 |
Lưu ý trong ăn uống đối với người bị bệnh gút
Bên cạnh việc nắm rõ danh sách các loại thực phẩm ít purin thì để hỗ trợ đẩy nhanh hiệu quả điều trị, trong ăn uống và sinh hoạt người bệnh nên chú ý một số vấn đề sau:
- Tăng lượng nước nạp vào cơ thể: Uống ít nhất 8 ly nước mỗi ngày, chủ yếu là nước lọc. Nước sẽ giúp cơ thể tăng khả năng đào thải chất lỏng ra ngoài theo đường nước tiểu.
- Tránh ăn các thực phẩm nhiều purin như chó, dê, chim, thú rừng, thịt muối, nem chua, cá hồi, cá mòi, hải sâm, hột vịt lộn…
- Hạn chế và tốt nhất là tránh sử dụng bia rượu. Những thức uống này có hàm lượng purin rất cao sẽ khiến bệnh gút tái phát nhanh chóng hoặc trở nên trầm trọng hơn.
- Hạn chế các thức ăn giàu đạm, không nên dùng quá 1g protein/kg trọng lượng cơ thể trong 1 ngày
- Có chế độ ăn uống cân bằng giữa các nhóm chất để cơ thể không bị thiếu hụt chất dinh dưỡng.
- Cắt giảm chất béo để tránh tình trạng thừa cân làm tăng sức nặng đè nén lên các khớp
Mặc dù việc ăn các thực phẩm ít purin không có tác dụng điều trị bệnh triệt để nhưng nó sẽ giúp cho bệnh nhân tránh được việc phải sử dụng thuốc tây quá nhiều, hạn chế tái phát bệnh và giảm bớt các biến chứng xấu do bệnh mang lại. Hãy ghi chép lại những thông tin bài viết chia sẻ ở trên để tự xây dựng cho mình một chế độ ăn uống khoa học và hữu ích nhất khi bị bệnh gút.
BẠN CẦN BIẾT:
Ý kiến bạn đọc